Nghiên cứu hoạt động cùng tạo ra giá trị trong P2P (P2)

by Tiên Nguyễn
37 lượt xem
Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P banner
(1 bình chọn)

Bài viết này sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu hoạt động cùng tạo ra giá trị trong P2P. Trong bài viết trước, chúng ta đã biết về mô hình vay ngang hàng và lý luận về tạo giá trị của hoạt động này. Và chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các hoạt động tạo ra giá trị của nền tảng công nghệ.

Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P của các doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã cho phép chủ thể trong nền kinh tế trao đổi nguồn lực một cách nhanh chóng. Qua đó, họ tạo lập giá trị trên không gian ảo (Breidbach, 2016). Hình thức mới này đang tỏ ra chiếm ưu thế và đang dần thay thế các hình thức truyền thống.

Theo Parker (2016), khi nhắc đến bất kỳ mô hình nền tảng nào, chúng ta nên bắt đầu với tương tác lõi (core interaction) của nó. Mỗi nền tảng đều có tương tác lõi. Và người sản xuất và người tiêu dùng sẽ lặp đi lặp lại tương tác này để tạo giá trị từ nền tảng. Tương tác này bao gồm các chủ thể: người tham gia, đơn vị giá trị và bộ lọc.

Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P 1

Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P của các doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ

Những yếu tố cần thiết trong hoạt động cùng tạo giá trị

Người tham gia: nhà sản xuất và người tiêu dùng. Điểm đặc biệt là người tham gia có thể đóng nhiều vai trò khác nhau với những tương tác khác nhau. Ví dụ, người xem các video trên YouTube có thể là người sản xuất các video, khách hàng của Facebook. Đồng thời, họ cũng là người tạo ra nội dung cho mạng xã hội lớn.

  • Đơn vị giá trị: Trong đa số các doanh nghiệp nền tảng, giá trị thường được thể hiện dưới dạng thông tin. Ví dụ: Thông tin về tài xế trên Grab, thông tin về chủ nhà cho thuê Airbnb, thông tin về các ứng viên Linkedin,…
  • Bộ lọc: Là công cụ phần mềm thuật toán và được sử dụng để tìm kiếm và trao đổi các đơn vị giá trị. Một bộ lọc hiệu quả là một bộ lọc mang lại cho người dùng giá trị có liên quan đến nhu cầu sử dụng của họ. Ví dụ, người dùng Grab hay Uber có thể tìm thấy những tài xế gần mình nhất về mặt địa lý. Hoặc người dùng công cụ tìm kiếm Google có thể tìm thấy các thông tin mình cần với một từ khoá phù hợp.

Các hoạt động tương tác lõi phổ biến

Các hoạt động trong tương tác lõi được chia thành 3 phần:

  • Tạo lập (Creation): Trong mỗi tương tác có ít nhất một người tạo lập giá trị
  • Tiêu dùng (Comsumption): Mỗi tương tác có ít nhất một người tiêu dùng giá trị
  • Kiểm duyệt (Curation): Để khuyến khích số lượng và chất lượng của hoạt động tạo giá trị, tương tác cần hoạt động kiểm duyệt được thực hiện thông qua một bộ lọc.

Các nền tảng cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 hoạt động trên để tạo ra giá trị. Nếu thiếu 1 trong 3, nền tảng sẽ gặp vấn đề. Trường hợp nền tảng thất bại trong hoạt động tạo lập, hoạt động tiêu dùng sẽ không thể diễn ra. Và kết quả là toàn bộ mô hình có thể sụp đổ. Mặt khác, nếu nền tảng thiếu hoạt động tiêu dùng, các giá trị được tạo ra sẽ không được tiêu thụ.

Vì vậy người tạo lập sẽ mất động lực để sáng tạo nội dung. Cuối cùng, nếu hoạt động kiểm duyệt không được thực hiện, nền tảng sẽ tràn ngập nội dung kém chất lượng.

Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P 2

Các hoạt động tương tác lõi phổ biến trong P2P

Mô hình tương tác qua lại giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P

Cũng theo Parker (2016), ý tưởng về mô hình nền tảng hoàn toàn không phải là mới. Đây là nơi mà người sản xuất và người tiêu dùng tương tác với nhau và tạo ra giá trị cho cả hai bên. Điểm khác biệt của doanh nghiệp truyền thống so với doanh nghiệp hiện đại là sự phát triển của công nghệ thông tin. Điểm khác biệt này đã làm thay đổi phạm vi, tốc độ, sự tiện lợi và tính hiệu quả.

Chính vì lợi thế chi phí biên thấp, các công ty nền tảng thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với doanh nghiệp truyền thống. Ngược lại với kinh doanh truyền thống, nền tảng công nghệ cho phép người dùng đóng vai trò là người cùng sản xuất giá trị. Nền tảng kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ thông qua một mạng lưới. Và hoạt động cung cấp công cụ để họ tương tác với nhau cùng tạo ra giá trị.

Nền tảng tái định hình quá trình tạo giá trị

Nền tảng đang tái định hình lại quá trình tạo giá trị. Nó phá vỡ các rào cản trong việc sử dụng của người dùng. Mặt khác, mô hình nền tảng đã thay đổi cách thức tiêu thụ giá trị và hành vi tiêu dùng.

Giá trị mà các nền tảng tạo ra được chia làm 3 nhóm chính:

  • Đối với người tiêu dùng là truy cập đến giá trị
  • Đối với người sản xuất là tiếp cận cộng đồng hoặc thị trường
  • Đối với người sản xuất và người tiêu dùng là tiếp cận với các công cụ và dịch vụ. Qua đó tạo tạo thuận lợi cho sự tương tác và tiếp cận cơ chế quản lý chất lượng tương tác.
Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P 3

Nền tảng tái định hình quá trình tạo giá trị

Nghiên cứu sâu hơn về hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P

Hoạt động P2P Lending gồm 5 bước chính:

Bước 1

Người vay truy cập các trang web P2P Lending trực tuyến và nộp đơn cho khoản vay. Họ tải lên các chi tiết cá nhân để các webside này sử dụng để xếp hạng tín dụng của họ. Những người đi vay sẽ được yêu cầu phải cung cấp các thông tin cơ bản. Đó là công việc, nhân thân, tài sản, thu nhập… Qua đó, các trang web này đánh giá tín nhiệm.

Bước 2

Nền tảng P2P đánh giá độ tín nhiệm của người vay dựa trên thu nhập. Hoặc nền tảng đánh giá qua loại công việc, lịch sử vay và điểm tín dụng.

Bước 3

Dựa trên mức độ tín nhiệm, người đi vay sẽ nhận được báo giá và các thông tin về khoản vay. Và người vay phải chấp thuận bằng cách sử dụng chữ ký điện tử. Những người đi vay sẽ phải trả một khoản phí nhỏ cho bước này

Bước 4

Khoản vay sau đó sẽ được đăng lên các website P2P Lending và lưu trữ. Các nhà đầu tư lúc này có thể xem các khoản vay, thông tin về người vay. Và họ có thể chọn đầu tư nếu họ cho là người vay đáng tin cậy. Hơn nữa, người vay có thể cập nhật trực tiếp về tỷ lệ cho vay trên các trang web này. Khi số tiền xin vay đã đủ, bên vay ngay lập tức được thông báo và khoản vay có thể được giải ngân.

Bước 5

Các khoản thanh toán sẽ tự động được thiết lập để người vay trả lại khoản vay. Điều này thường được thực hiện bởi nền tảng P2P Lending và một ngân hàng.

Hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P 4

Nghiên cứu sâu hơn về hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P

Phương thức hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P

Để hiểu rõ hơn về phương thức hoạt động của nền tảng P2P Việt Nam, ta có thể xem xét hoạt động của Tima. Tham gia thị trường với số vốn là 150 tỷ đồng, Tima là nền tảng P2P Lending lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Lượng đơn vay trung bình của Tima ở mức 1000 đơn/ngày. Vào 12/2017, con số đã tăng lên mức 2000 đơn/ngày vào tháng 2/2020.

Mục tiêu của Tima là 10.000 đơn/ngày và có văn phòng offline tại 63 tỉnh, thành. Các sản phẩm của Tima khá đa dạng: Vay cầm cố tài sản, vay theo sổ hộ khẩu, vay tín chấp theo lương. Hoặc các dịch vụ như vay theo hoá đơn điện nước, vay theo đăng ký xe máy, vay theo Iphone,…

Người dùng dễ dàng đăng ký các khoản vay trong hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P

Người dùng có thể dễ dàng đăng ký các khoản xin vay và cho vay tại tima.vn. Người đi vay cần cung cấp các thông tin cá nhân và nhu cầu vay. Đối với người cho vay, Tima sẽ thông báo các khoản xin vay phù hợp. Và người cho vay sẽ lựa chọn khoản vay được đề xuất. Sau khi kết nối thành công, hai bên sẽ liên hệ để ký kết hợp đồng.

Suốt quá trình này, Tima sẽ hỗ trợ người cho vay và người đi vay qua tổng đài miễn phí. Từ đó giúp việc kết nối diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Tima sẽ tham gia trực tiếp quá trình thẩm định nếu bên cho vay có nhu cầu. Trong suốt kỳ hạn của khoản vay, Tima vẫn tiếp tục theo dõi khoản vay cho đến khi tất toán.

Và trên đây là những gì bạn cần biết về hoạt động cùng tạo giá trị trong P2P. Để tham gia quá trình này, bạn cần xem kỹ bản hợp đồng và các kiến thức P2P có liên quan nhé!

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận