Hoạt động nghiên cứu trường hợp hoạt động P2P (P1)

by Tiên Nguyễn
27 lượt xem
Hoạt động P2P banner
(1 bình chọn)

Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu trường hợp hoạt động P2P. Đây là cách thức mà nền tảng công nghệ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình cùng tạo giá trị trong thị trường.

Tóm tắt nghiên cứu cho vay ngang hàng

Sự phát triển của khoa học công nghệ trở nên nhanh hơn. Đặc biệt là công nghệ thông tin. Cách thức tương tác giữa các chủ thể trong mô hình kinh doanh đã tạo ra giá trị có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, mô hình các công ty nền tảng công nghệ là một điển hình cho xu hướng này.

Theo đó, nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ tương tác trực tiếp với nhau thông qua nền tảng công nghệ. Từ đó mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, do là mô hình kinh doanh mới nên hình thức này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết này tập trung nghiên cứu cách thức một nền tảng công nghệ hỗ trợ và thúc đẩy quá trình cùng tạo giá trị.

Hoạt động P2P 1

Tóm tắt nghiên cứu cho vay ngang hàng

Giới thiệu mô hình cho vay ngang hàng

Cho vay ngang hàng (Peer to Peer Lending, viết tắt là P2P Lending) là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ. Từ đó kết nối với người cho vay và người đi vay mà không thông qua các trung gian tài chính truyền thống. Ví dụ như ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính. Về cơ chế, hình thức này là một dạng của kinh tế chia sẻ giống như mô hình Grab hay Uber.

Sự xuất hiện của mô hình P2P Lending

Mô hình P2P Lending lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh vào năm 2005 với công ty Zopa. Đây là công ty lớn nhất tại Anh với doanh số cho vay vào năm 2017 là 1.3 tỷ USD. Theo thống kê, tổng dư nợ cho vay năm 2012 qua P2P Lending là khoảng 1.2 tỷ USD. Năm 2015 là 64 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào năm 2022.

Trong số các nền tảng P2P Lending trên thế giới hiện nay. Thành công phải kể đến là Prosper và Lending Club ở Mỹ CreditEase. Lufax và Tuandai ở Trung Quốc, Society One ở Úc. Hiện nay hình thức cho vay P2P Lending đã xuất hiện ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Thế nhưng doanh số tập trung chủ yếu ở Mỹ, Anh, châu u. Và tại các khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Quốc.

Doanh thu của vay ngang hàng cao

Trong đó, Trung Quốc có thị trường P2P Lending lớn nhất thế giới. Nếu như vào năm 2015, tổng giá trị P2P Lending ở Mỹ mới đạt khoảng gần 29 tỷ USD. Còn Anh vào khoảng gần 4 tỷ Bảng thì con số của Trung Quốc đã hơn 147 tỷ USD. Con số gấp hẳn 5 lần Mỹ và gần 40 lần so với nước Anh.

Vào thời điểm năm 2015, có hơn 3500 công ty cung cấp nền tảng P2P Lending tại Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái gần đây của chính phủ đã thắt chặt kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Điều đó đã kéo theo sự đóng cửa của nhiều công ty P2P Lending tại Trung Quốc. Kết quả, tổng số các nền tảng P2P giảm xuống còn hơn 1000 công ty vào năm 2018.

Hoạt động P2P tại thị trường Việt Nam

P2P Lending cũng đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016 trên trang huydong.com. Kể từ đó, nhiều công ty P2P Lending khác đã dần đi vào hoạt động. Ví dụ như Tima, SHA, Mobivi,Vaymuon.vn, Mofin,… Hiện nay, có khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong đó, Tima là nền tảng P2P Lending lớn nhất. Theo số liệu, tính đến cuối tháng 2/2020, công ty đã giải ngân 94 tỷ đồng. Mặc dù quy mô này vẫn còn nhỏ so với tín dụng truyền thống (khoảng 310 tỷ USD vào năm 2018), nhưng P2P Lending chứng kiến tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Và công ty có thể trở thành đối thủ trực tiếp với các hình thức cho vay truyền thống trong tương lai. Sự tăng trưởng này có thể được giải thích nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp. Nhất là khi tập trung mạnh vào nhóm khách hàng mà các tổ chức tài chính thường bỏ qua.

Hoạt động P2P 2

P2P Lending cũng đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016 trên trang huydong.com

Nhóm đối tượng khách hàng của P2P

Đó là các khách hàng với khoản vay nhỏ và thường bị các ngân hàng thương mại và công ty tài chính xếp vào dạng dưới. Ngoài ra, thủ tục nhanh và đơn giản cũng là lợi thế chính của các nền tảng P2P Lending. Đa số các đơn xin vay của khách hàng đều được xử lý ngay trong ngày. Cá biệt một số hình thức vay có thời gian duyệt vay chỉ trong vòng 20-30 phút.

Tuy nhiên, chính những lợi thế này đã đặt hoạt động của các nền tảng P2P Lending trước nhiều rủi ro. Là một hình thức kinh doanh mới, hiện P2P chưa có một khung pháp lý phù hợp tại Việt Nam.

Hoạt động chưa được cấp phép chính thức

Do chưa được cấp phép hoạt động chính thức nên các công ty P2P Lending đang núp dưới bóng tư vấn đầu tư. Chính vì thế, công tác quản trị và xử lý rủi ro tín dụng vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải.

Việc đi vay thông qua nền tảng này buộc khách hàng phải chịu một mức lãi suất khá cao. Bên cạnh đó, các công ty này hoạt động trên nguyên tắc sử dụng dữ liệu lớn được thu thập từ mạng xã hội. Từ đó phân tích và chấm điểm tín dụng. Điều này có thể đặt khách hàng trước rủi ro rò rỉ thông tin cá nhân

Hoạt động P2P 3

Các công ty P2P Lending đang núp dưới bóng tư vấn đầu tư

Sự phát triển nhanh chóng của P2P

Sự phát triển của nền tảng P2P Lending nói riêng và các công ty Fintech nói chung được dự báo sẽ bùng nổ. Hoạt động sẽ làm thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng trong thời gian tới. Nhất là thông qua việc thay đổi hành vi và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính. Xét về mối quan hệ giữa người cung ứng, mô hình nền tảng công nghệ đã thay đổi cách thức để tạo ra giá trị.

Lý luận về cùng tạo giá trị của hoạt động P2P

Thuật ngữ “cùng tạo giá trị” xuất hiện đầu tiên vào năm 1996 trong nghiên cứu của Kambil. Từ đó để làm nổi bật vai trò của khách hàng trong chiến lược kinh doanh và hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ thực sự được phổ biến rộng rãi từ sau những bài nghiên cứu của Prahalad & Ramaswamy.

Các tác giả đã nhấn mạnh đến sự khác biệt về vai trò của người mua hàng và người cung cấp trên thị trường. Khách hàng có xu thế chuyển đổi từ vị trí của người bị động sang vai trò chủ động. Và họ kết hợp cùng doanh nghiệp tạo ra giá trị.

Hoạt động P2P 4

Thuật ngữ “cùng tạo giá trị” xuất hiện đầu tiên vào năm 1996 trong nghiên cứu của Kambil.

Khái niệm cùng tạo ra giá trị

Vargo & Lusch cho rằng khái niệm “cùng tạo giá trị” bao gồm hai khái niệm liên kết chặt chẽ. Đó là “cùng sản suất” và “cùng tạo ra” (co-production and co-creation). Vargo & Lusch giải thích rằng “cùng sản xuất” đề cập tới sự tham gia vào việc tạo ra các hàng hóa. Và hoạt động tạo ra dịch vụ là khái niệm ở đẳng cấp cao hơn.

Điều đó thể hiện giá trị chỉ có thể được tạo ra và được quyết định bởi người tiêu dùng. Và như vậy, người tiêu dùng có mặt trong quá trình tạo ra giá trị.

Một số đặc điểm nổi bật

Việc “cùng tạo giá trị” có một số đặc điểm như sau:

  • Thứ nhất, khách hàng ngày nay muốn có ảnh hưởng tới các bộ phận của hệ thống kinh doanh. Và họ muốn cùng tạo giá trị. Vì vậy, các công ty không còn hoạt động độc lập trong việc thiết kết sản phẩm. Nhất là trong quá trình sản xuất, marketing và kiểm soát các kênh bán hàng.
  • Thứ hai, trong quá trình tạo giá trị, các công ty và khách hàng có vai trò khác biệt. Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ mang giá trị được trao đổi từ người sản xuất tới người tiêu dùng.
  • Thứ ba, cạnh tranh sẽ dựa trên việc “cùng tạo giá trị” giữa người tiêu dùng và các công ty. Người tiêu dùng muốn tương tác và cùng tạo giá trị không chỉ với một công ty, mà với toàn bộ cộng đồng. Trải nghiệm “cùng tạo ra” phụ thuộc lớn vào các cá nhân. Đặc điểm riêng của mỗi người ảnh hưởng tới quá trình “cùng tạo ra”.
Hoạt động P2P 5

Việc “cùng tạo giá trị” có một số đặc điểm trong P2P

Trên đây là những điều mà bạn cần biết về “cùng tạo ra giá trị” trong hoạt động P2P. Trong tương lai, mô hình này sẽ trở nên phổ biến hơn nữa và sẽ có nhiều người tham gia hơn.

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận