Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng là gì?

by Tiên Nguyễn
26 lượt xem
Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng banner
(1 bình chọn)

Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng là gì? Như chúng ta đã biết, vay ngang hàng (P2P Lending) là một hình thức cho vay trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay mà không thông qua tổ chức tài chính trung gian. Hiện nay, loại hình này đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tất cả là nhờ vào sự linh hoạt và tiện lợi của vay ngang hàng. Hãy tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Tổng quan về vay ngang hàng (P2P lending)

Trước khi tìm hiểu về những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng là gì, ta cần biết được tổng quan về loại hình này. Các công ty Fintech trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ trong việc cung cấp giải pháp tài chính trên nền tảng số. Trong đó có mô hình công ty vang ngang hàng – P2P lending.

Tựu chung, P2P lending được hiểu là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính, được thiết kế trên nền tảng giao dịch trực tuyến. Web cho phép kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua công ty trung gian tài chính. Toàn bộ hoạt động phê duyệt khoản vay hay trả nợ đều được thực hiện trên nền tảng trực tuyến của công ty P2P lending. Văn bản sẽ được lưu trữ qua bảng ghi điện tử, số hóa trên hệ thống dữ liệu của công ty.

Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng 1

P2P lending được hiểu là hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tài chính, được thiết kế trên nền tảng giao dịch trực tuyến

Các mô hình P2P hiện nay

Chúng ta có thể phân loại P2P lending thành một số mô hình phổ biến như sau:

Mô hình P2P lending truyền thống

Công ty P2P lending chỉ cung cấp nền tảng công nghệ đơn thuần. Điều đó giúp kết nối trực tuyến giữa người đi vay và người cho vay. Theo đó, hợp đồng vay vốn được ký kết trực tiếp giữa 2 đối tượng này. Người cho vay sẽ chịu mọi rủi ro nếu người đi vay không trả nợ. Vốn vay và tiền trả nợ theo hợp đồng vay sẽ được tách biệt khỏi tài khoản trên nền tảng trực tuyến. Công ty P2P có nguồn thu từ phí giao dịch của các bên tham gia. Như vậy, các công ty P2P lending chỉ cung cấp nền tảng công nghệ đơn thuần.

Mô hình P2P lending hợp tác với ngân hàng

Công ty P2P lending đóng vai trò là đại lý môi giới giữa người cho vay và người đi vay. Trên thỏa thuận của công ty P2P và ngân hàng, sau khi nhận được thông tin từ công ty P2P, ngân hàng sẽ cấp các khoản vay. Và sau đó ngân hàng sẽ bán lại cho công ty P2P lending. Trong mô hình này, vai trò của công ty P2P không chỉ là cung cấp công nghệ đơn thuần mà còn tham gia trực tiếp vào quy trình tín dụng.

Với sự tham gia của ngân hàng trong quá trình giải ngân, rủi ro với người đi vay được giảm thiểu. Nếu như họ có đầy đủ điều kiện được vay và các giấy tờ cần thiết.

Mô hình vay ngang – P2P lending cam kết về lợi nhuận

Trong mô hình này, công ty P2P cung cấp khoản vay từ chính nguồn vốn được đóng góp bởi người cho vay/nhà đầu tư. Công ty P2P lending lựa chọn đề xuất vay vốn và tự chủ động tiến hành cho vay trực tiếp. Đặc biệt là đối với người đi vay và hưởng lãi suất, phí (nếu có) từ khoản vay.

Nhà đầu tư sẽ đóng góp nguồn vốn vào quỹ của công ty P2P lending. Và họ sẽ nhận lợi nhuận theo cam kết của công ty P2P. Đây không phải là mô hình P2P phổ biến.

Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng 2

Vay ngang P2P có nhiều mô hình khác nhau

Rủi ro của hoạt động vay ngang P2P lending

Ngay từ khi xuất hiện, hoạt động P2P lending đã hàm chứa các rủi ro, như:

Rủi ro tín dụng

Khoản cho vay chậm trả của nhà đầu tư trong trường hợp P2P lending thường không có bảo hiểm. Nếu người đi vay mất khả năng trả nợ, nhà đầu tư có thể bị mất vốn cho vay. Theo mô hình P2P lending truyền thống, công ty P2P không có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền này. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Ngay cả với các hoạt động cho vay với đầy đủ kinh nghiệm cũng không thể chắc chắn kiểm soát rủi ro 0%. Thêm vào đó, người cho vay không có khả năng phân tích và thông tin để đưa ra quyết định đối với khoản cho vay. Có một số công ty P2P tạo ra các quỹ phòng hộ nhằm hỗ trợ bên cho vay. Nhưng hoạt động không có cam kết về việc hoàn trả khi rủi ro vỡ nợ xảy ra.

Rủi ro thanh khoản

Đối với khoản cho vay trong mô hình P2P lending, bên cho vay chỉ được hoàn trả đầy đủ trong trường hợp là khi khoản vay đến hạn. Bên cạnh đó, các khoản vay ngang hàng chưa phát triển thị trường thứ cấp. Bên cho vay không có sự lựa chọn chuyển giao rủi ro, cũng như không có công cụ tự bảo vệ mình. Rủi ro thanh khoản của khoản vay là luôn hiện hữu.

Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý được xem là vấn đề lớn nhất của hầu hết các nước đang tồn tại hình thức P2P lending. Đặc biệt, tại các nước đang phát triển, P2P lending vẫn nằm trong khoảng hở pháp lý chưa được lấp đầy. Nhiều nước không công nhận hoặc còn đang chưa chấp thuận sự tồn tại của hình thức P2P. Điều này khiến các bên tham gia vào hoạt động này luôn đối diện với nguy cơ rủi ro bị cấm. Hoặc họ bị hạn chế hoạt động bất cứ lúc nào. Trong trường hợp này, việc chưa có các quy định pháp lý sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên tham gia.

Rủi ro vận hành

P2P lending dựa trên nền tảng công nghệ nên rủi ro vận hành có thể xảy ra khi phần mềm bị lỗi hoặc ngừng hoạt động. Khi đó, các dữ liệu của khách hàng và điều kiện sẽ bị ảnh hưởng. Nếu thị trường hoạt động ngoài khuôn khổ pháp lý thì nguy cơ mất trắng của nhà đầu tư có thể xảy ra.

Rủi ro đạo đức

Nhà cung cấp dịch vụ có thể mập mờ trong vai trò trung gian. Họ mời gọi khách hàng bằng những thông tin thổi phồng, sử dụng tiền của nhà đầu tư cho mục đích khác. Tất cả những khả năng này đều có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện pháp lý chưa rõ ràng và hiểu biết của người cho vay còn hạn chế.

Về phía người đi vay dễ rơi vào bẫy cho vay lãi nặng. Đặc biệt, doanh nghiệp P2P không cung cấp đầy đủ về các khoản chi phí và phí dịch vụ phát sinh của những khoản vay.

Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng là gì?

Vậy những loại hình khoản vay phổ biến trong P2P là gì?

Vay tiêu dùng

Mục đích: Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm, du lịch, sửa chữa nhà cửa…
Đặc điểm:

  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo.
  • Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng.
  • Lãi suất thường cạnh tranh hơn so với các hình thức vay truyền thống.

Vay kinh doanh

Mục đích: Dành cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư vào dự án mới…

Đặc điểm:

  • Có thể yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc dựa trên năng lực tài chính của người vay.
  • Thời hạn vay linh hoạt, phù hợp với từng dự án.
  • Thường có các gói vay đặc biệt dành cho các ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Vay thế chấp

Mục đích: Vay vốn với tài sản bất động sản làm tài sản đảm bảo.
Đặc điểm:

  • Số tiền vay thường lớn hơn so với các hình thức vay khác.
  • Lãi suất thường thấp hơn do có tài sản đảm bảo.
  • Thời hạn vay dài.

Vay tín chấp

Mục đích: Tương tự như vay tiêu dùng nhưng có thể có hạn mức tín dụng nhất định.
Đặc điểm:

  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo.
  • Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng.
  • Thường được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu tài chính ngắn hạn.

Vay theo lương

Mục đích: Dành cho người đi làm có thu nhập ổn định.
Đặc điểm:

  • Số tiền vay thường dựa trên mức thu nhập hàng tháng.
  • Thủ tục đơn giản, chỉ cần cung cấp chứng minh thu nhập.
Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng 3

Những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng mà bạn cần biết

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về những loại hình khoản vay phổ biến trong vay ngang hàng là gì. Bạn cẫnem xét kỹ thông tin nếu như có ý định vay hoặc cho vay trong hình thức này. Hãy trang bị cho mình đủ kiến thức nhé!

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận