Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng là gì?

by Tiên Nguyễn
26 lượt xem
Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay ngang hàng p2p banner
(1 bình chọn)

Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng là gì? Như chúng ta đã biết, hệ thống vay ngang hàng đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Đây là một hình thức còn khá mới mẻ nhưng có nhiều lợi ích cho người vay và đi vay. Với tầm nhìn trở thành đất nước có độ mở kinh tế cao, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các động thái tích cực. Qua đó thúc đẩy lĩnh vực cho vay ngang hàng trở thành kênh ứng vốn hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

Tổng quan về mô hình cho vay ngang hàng

Trước khi tìm hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng là gì, chúng ta cần biết về tổng quan của mô hình này là gì.

Khái niệm

Cho vay ngang hàng (Tiếng Anh là Peer to Peer Lending hay P2P Lending) là hoạt động được thiết kế trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Từ đó kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian công ty tài chính. Điểu hình như tổ chức tín dụng hay ngân hàng.

Về bản chất, nền tảng P2P sẽ ghi nhận yêu cầu của bên vay bằng hệ thống sàng lọc tự động. Nếu người tham gia đạt yêu cầu sẽ được hiển thị để các nhà đầu tư quyết định cho vay. Khi đến hạn người vay sẽ hoàn tất toàn bộ gốc và lãi cho nhà đầu tư.

Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016, P2P Lending đã có khoảng thời gian chứng tỏ sự hiệu quả trên thị trường. Đây là một kênh dẫn vốn tốt và là một mô hình đầu tư mới hấp dẫn. Cụ thể, sau hơn 5 năm hoạt động, lĩnh vực đã có tới hơn 100 công ty Fintech cung cấp dịch vụ. Và các quy mô này không ngừng tăng lên. Hơn 10 công ty trong số đó đến từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore,… Ngoài ra, đa phần các công ty đều có trụ sở tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Điều này được thể hiện được tầm nhìn của các nước phát triểnđối với thị trường Việt Nam. Và đây cũng là sự đón đầu kịp thời của 2 thành phố lớn trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đến năm 2020, trên thị trường đã có hơn 4.800.000 số người tham gia đăng ký vay. Và hoạt động đã giải ngân hơn 93.000 tỷ đồng thông qua các nền tảng P2P. Nổi bật trong số đó như Tima, Fiin, Huydong, Vaymuon,…

Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay ngang hàng p2p 1

Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016, P2P Lending đã có khoảng thời gian chứng tỏ sự hiệu quả trên thị trường

Lợi ích của giải pháp cho vay ngang hàng với người đi vay

Đối với các cá nhân/ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay ngang hàng đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả vì:

  • Giấy tờ và thủ tục đơn giản nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến, thẩm định hồ sơ tự động
  • Đa dạng gói vay từ dài hạn đến ngắn hạn, từ 1 triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng
  • Mức lãi suất thấp hơn và ổn định so với dịch vụ vay tiêu dùng truyền thống
  • Không thế chấp, không cầm cố giúp đẩy lùi nạn tín dụng đen
  • Nền tảng giao dịch hoàn toàn online, tiết kiệm công sức và thời gian đi lại
  • Giải ngân nhanh chóng chỉ từ 24-48 giờ sau khi được cấp hạn mức
  • Công nghệ lưu trữ dữ liệu hiện đại giúp bảo mật tuyệt đối hồ sơ khách hàng.
Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay ngang hàng p2p 2

Các lợi ích của giải pháp cho vay ngang hàng với người đi vay

Vì sao người đi vay chọn P2P?

Đối với những người chưa tiếp cận được với nguồn tiền cho vay chính thống từ ngân hàng, P2P Lending cũng giải quyết được vấn đề của họ. Có thể do họ không đủ điều kiện tiêu chuẩn vay vốn hoặc không có tài sản thế chấp thì đều có thể khắc phục bằng cách vay qua mô hình này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mô hình P2P Lending, thế hệ trẻ sẽ giải quyết được nhu cầu tài chính cấp bách trên chiếc điện thoại. Và họ chỉ cần trả với chi phí thấp hơn nhiều so với vay bên ngân hàng. Mô hình được quản lý trực tuyến, ít quy định nghiêm ngặt, mức lãi suất tốt hơn so với ngân hàng. Mặt khác, với các bạn trẻ có tầm nhìn xa thì P2P Lending sẽ là kênh đầu tư thu hút và mang lại lợi nhuận không tưởng.

Đối với người tiêu dùng, mô hình vay ngang hàng sẽ tạo kênh cấp vốn chính thống. Và lãi suất sẽ theo quy định Nhà Nước ban hành, được thực hiện hoàn toàn trong pháp lý cho phép. Từ đó sẽ giúp đẩy lùi lực lượng tham gia vay nóng tín dụng và dập tắt nạn “tín dụng đen”.

Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay ngang hàng p2p 3

Đối với những người chưa tiếp cận được với nguồn tiền cho vay chính thống từ ngân hàng, P2P Lending cũng giải quyết được vấn đề của họ

Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng là gì?

Sau đây là quyền lợi của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng (P2P):

  • Lãi suất hấp dẫn: Thông thường, lãi suất cho vay ngang hàng sẽ cao hơn so tiết kiệm truyền thống.
  • Điều đó giúp bạn thu được lợi nhuận tốt hơn.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Bạn có thể phân bổ vốn vào nhiều khoản vay khác nhau. Từ đó giảm thiểu rủi ro.
  • Minh bạch thông tin: Các nền tảng P2P lending thường cung cấp thông tin về người vay. Hệ thống cung cấp mục đích sử dụng vốn và lịch sử tín dụng,…
  • Quyền kiểm soát: Bạn có quyền lựa chọn các khoản vay phù hợp với mình. Đặc biệt là khả năng tài chính và rủi ro chấp nhận được.

Trách nhiệm của người cho vay

  • Nghiên cứu kỹ: Trước khi quyết định cho vay, bạn cần tìm hiểu kỹ về nền tảng P2P lending. Bạn đánh giá khả năng tài chính của người vay. Và các mục đích sử dụng vốn và rủi ro tiềm ẩn.
  • Phân bổ vốn hợp lý: Không nên đầu tư toàn bộ số tiền vào một khoản vay duy nhất. Vì để tránh rủi ro mất vốn.
  • Theo dõi khoản vay: Bạn cần theo dõi sát sao tình hình trả nợ của người vay. Qua đó để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Chịu rủi ro mất vốn: Nếu người vay không có khả năng trả nợ, bạn có thể mất toàn bộ số tiền.

Rủi ro khi tham gia cho vay ngang hàng

  • Rủi ro tín dụng: Người vay có thể không trả nợ đúng hạn hoặc vỡ nợ.
  • Rủi ro lừa đảo: Có thể xảy ra các trường hợp lừa đảo qua việc giả mạo thông tin. Đặc biệt là về người vay hoặc dự án.
  • Rủi ro thanh khoản: Việc rút vốn khỏi các khoản vay có thể gặp khó khăn. Đặc biệt đối với các khoản vay dài hạn.
Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay ngang hàng p2p 4

Quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng là gì?

Lưu ý khi bạn tham gia cho vay ngang hàng

  • Chọn nền tảng uy tín: Lựa chọn các nền tảng P2P lending có giấy phép hoạt động. Mô hình có quy trình thẩm định chặt chẽ và được nhiều người tin tưởng.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không nên đầu tư toàn bộ tiền vào một nền tảng. Hoặc một khoản vay duy nhất.
  • Tìm hiểu kỹ về người vay: Đọc kỹ thông tin về người vay. Đặc biệt à mục đích sử dụng vốn và lịch sử tín dụng của họ.
  • Theo dõi sát sao: Theo dõi thường xuyên tình hình trả nợ của người vay. Và cả các thông báo từ nền tảng.

Bài viết trên đã giải đáp về quyền lợi và trách nhiệm của người cho vay trong hệ thống vay ngang hàng là gì. Tóm lại, cho vay ngang hàng là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều lợi ích. Nhưng mô hình cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Để tham gia vào hoạt động này, bạn cần hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên. Đồng thời bạn nên lựa chọn các nền tảng uy tín và có chiến lược đầu tư phù hợp.

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận